Kỷ tử
Kỷ tử còn được gọi là Câu kỷ tử, Khởi tử, Câu khởi… là một loại dược liệu quý với nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Trong Đông y, dược liệu câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình. Được quy vào kinh Can, Thận và Phế. Có tác dụng nhuận phế, bổ can thận, an thần, minh mục, bổ tinh huyết.
Contents
Câu kỷ tử
- Tên khác: Kỷ tử, Câu Khởi, Khởi tử, Địa Cốt tử, Khủ khởi
- Tên tiếng Anh: Wolfberry, Goji Berry.
- Tên khoa học: Fructus Lycii.
- Họ: Thuộc họ Cà (Solanaceae).
Có nhiều ở Trung Quốc, nước ta còn phải nhập nhiều. Có ở các tỉnh biên giới Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam.
Bộ phận dung làm thuốc: quả khô.
Theo Đông y: Kỷ tử có tính bình, vị ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công dụng bổ gan thận, nhuận phế, tăng cường thị lực; thích hợp dùng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, mệt mỏi, lưng gối đau mỏi, chóng mặt, ù tai, mắt nhìn mờ, di tinh…
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Kỷ tử có tác dụng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, tăng cường miễn dịch, xúc tiến quá trình tạo máu, hỗ trợ giảm mỡ máu, chống tích đọng mỡ ở tế bào gan, chống oxy hóa và kiềm chế quá trình lão suy.
Ngoài ra, kỷ tử còn có tác dụng kích thích sản xuất bạch cầu và phòng chống ung thư.
Thành phần hóa học câu kỷ tử:
- Thành phần chủ yếu có Betain, nhiều loại axit amin, polysaccharid. vitamin B1, B2, C, acid nicotinic, Ca, P, Fe.. . (Trung Dược Học).
- Trong Kỷ tử có chừng 0,09% chất Betain (C5H11O2N). (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
- Trong 100g quả có 3,96mg Caroten, 150mg Canxi, 6,7mg P. 3,4mg sắt, 3mg Vit C, 1, 7mg axit nicotic, 0,23mg Amon sunfat (Từ Quốc Quân và Triệu Thủ Huấn)
- Trong Khởi tử có Lysin, Cholin, Betain, 2,2% chất béo và 4,6% chất Protein. Acid cyanhydric và có thể có Atropin (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
- Carotene, Thiameme, Riboflavin, Vitamin C, b-Sitosterol, Linoleic acid. (Chinese Herbal Medicine).
- Betain(Nishiyama R, C A 1965, 63 (4): 4660).
- Valine, Glutamine, Asparagine. (Nishiyama R, C A 1963, 59 (11): 13113b).
- Trong 100g Câu kỷ tử có Carotene 3,39mg, Thiamine 0,23g. Riboflavine 0,33mg. Nicotinic acid 1,7mg, Vitamin C 3mg. (Từ Quốc Quân, Dược Tài Học, Bắc Kinh 1960: 513)
Tác dụng dược lý câu kỷ tử
Thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu. Trên súc vật thực nghiệm có tác dụng tăng cường khả năng thực bào của hệ lưới nội mô. Kết quả nghiên cứu gần đây cho biết Kỷ tử có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của tế bào đại thực bào. Tăng hoạt lực của enzym dung khuẩn của huyết thanh, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể. Chứng tỏ Kỷ tử có tác dụng tăng cường tính miễn dịch của cơ thể. Thành phần có tác dụng là Polysaccharide Kỷ tử (Trung Dược Học).
- Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng tạo máu của chuột nhắt. (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
- Chất Betain là chất kích thích sinh vật. Cho vào thức ăn cho gà ăn có tác dụng tăng trọng và đẻ trứng nhiều hơn. Cũng làm cho chuột nhắt tăng trọng rõ (Trung Dược Học).
- Thuốc có tác dụng hạ Cholesterol của chuột cống. Chất Betain của thuốc có tác dụng bảo vệ gan chống thoái hóa mỡ, hạ đường huyết. (Trung Dược Học).
- Chất chiết xuất nước của thuốc có tác dụng hạ huyết áp ức chế tim, hưng phấn ruột. (tác dụng như Cholin). Chất Betain không có tác dụng này (Trung Dược Học).
- Nước sắc Kỷ tử có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ. (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
- Thuốc có tác dụng ức chế ung thư đối với chuột nhắt S180. Các học giả Nhật Bản có báo cáo năm 1979 là lá và quả Kỷ tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong ống nghiệm. (Trung Dược Học).
- Các tác giả Trung Quốc trên thực nghiệm cũng phát hiện thuốc. (lá, quả và cuống quả của Kỷ tử (vùng Ninh Hạ)). Có tác dụng ức chế ở mức độ khác nhau hai loại tế bào ung thư ở người. (Trung Dược Học).
Trong y học hiện đại
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, kỷ tử mang nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, ít gặp ở các loài thực vật. Vậy các hợp chất trong quả, thân và hạt kỷ tử có tác dụng gì đối với sức khỏe?
- Betaine: Đây là một loại axit amin có lợi cho tim mạch, tiêu hóa và tăng cường sức khỏe.
- Các loại vitamin như B1, B2, C,… giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa thiếu máu.
- Các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Ca, Phốt pho, Sắt,… có tác dụng bổ huyết, duy trì sự phát triển ổn định của xương.
- Axit nicotinic, amon sunfat, thiamine, riboflavin có tác dụng tốt đối với hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và chống lão hóa da.
Chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe, tác dụng của câu kỷ tử đã khiến nhiều người bất ngờ. Ngay sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn những công dụng nổi bật của thảo dược này.
- Bổ mắt: Sử dụng kỷ tử giúp cải thiện thị lực ở người già, có lợi cho người bị các tật về mắt như cận, loạn hay viễn thị.
- Chống trầm cảm: Các hợp chất trong hạt kỷ tử có tác dụng an thần, sản sinh ra nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể, giảm trạng thái căng thẳng, lo âu. Từ đó giúp người bệnh thoát khỏi trạng thái tiêu cực, tinh thần minh mẫn, giảm nguy cơ mắc trầm cảm.
- Tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh hay virus từ bên ngoài. Đặc biệt rất tốt cho người già, hay bị cảm do thời tiết thay đổi và trẻ nhỏ.
- Cải thiện sinh lý ở nam giới, nâng cao chất lượng tinh trùng. Đồng thời giúp nam giới tăng ham muốn, chống suy thận, yếu sinh lý và sinh tinh khỏe mạnh. Chính vì tác dụng này đã giúp nhiều cặp vợ chồng thoát khỏi tình trạng hiếm muộn, vô sinh.
- Tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt, đào thải độc tố trong cơ thể và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
- Bổ phổi, giảm các triệu chứng, hỗ trợ cho các bệnh nhân điều trị các bệnh về hô hấp như hen suyễn, ho gà,…
- Phòng ngừa các bệnh về tim, hạ huyết áp. Ngoài ra, kỷ tử còn giúp người bệnh giảm các cơn đột quỵ và ngăn ngừa các biến chứng của nó gây ra.
- Chống suy nhược cơ thể, bồi bổ sức khỏe nhất là cho người già, người đang điều trị bệnh.
- Chống lão hóa da, giảm mụn, mờ nám và giữ làn da luôn trắng sáng, căng mịn.
- Phòng ngừa ung thư, tiêu diệt các tế bào xấu trong máu.
- Giảm cân hiệu quả, an toàn và ngăn ngừa nguy cơ béo phì
Trong Y học Cổ truyền
- Tác dụng:
+ Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo. (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Bổ ích tinh bất túc,minh mục, an thần. (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao. (Thực Liệu Bản Thảo).
+ Tư thận, nhuận phế (Bản Thảo Cương Mục).
+ Chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí. Là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc. Là thuốc tốt để ích tinh, minh mục… (Bản Thảo Kinh Sơ)
+ Kỷ tử có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế. (Trung Dược Học).
+ Tư dưỡng Can Thận. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chủ trị:
+ Trị xoay xẫm, chóng mặt do huyết hư, thắt lưng đau. Di tinh, tiểu đường (Trung Dược Học).
+ Trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn. Chứng tiêu khát, hư lao, khái thấu
- Liều dùng: 8 – 20g.
Cách dùng chữa bệnh của câu kỷ tử
- Trị mắt đỏ, mắt sinh mộc thịt:
Câu kỷ gĩa nát lấy nước, điểm 3-4 lần vào khóe mắt, rất hiệu nghiệm. (Trửu Hậu Phương).
- Trị mặt nám, da mặt sần sùi:
Câu kỷ 10 cân, Sinh địa 3 cân, tán bột, uống 1 muỗng với rượu nóng. Ngày uống 3 lần, uống lâu da đẹp như con nít (Thánh Huệ Phương).
- Trị chảy nước mắt do Can hư:
Câu kỷ tử 960g bọc trong túi lụa ngâm trong rượu, đậy thật kín, 21 ngày sau uống. (Long Mộc Luận).
- Trị Can Thận âm hư, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, mắt mờ, hoa mắt. Hoặc đau rít sáp trong mắt:
Câu kỷ tử, Cúc hoa mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, Sơn dược mỗi thứ 8g, Phục linh, Đơn bì, Câu kỷ tử mỗi thứ 6g. Tán bột trộn làm viên. Mỗi lần uống 12g ngày 2 lần, với nước muối nhạt. (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).
- Trị suy nhược vào mùa hè, không chịu nổi với thời tiết:
Câu kỷ tử, Ngũ vị tử, tán bột pha nước sôi uống thay trà. (Nhiếp Sinh Chúng Diệu Phương).
- Trị suy nhược, thận hư, hoa mắt, mắt mộng thịt:
Cam câu kỷ tử 1 cân, ngâm cho thấm với rượu ngon rồi chia làm 4 phần. 1 phần sao với 40g Thục tiêu, 1 phần sao với 40g Tiểu hồi hương. 1 phần sao với 40g Chi ma (mè). 1 phần sao với Câu kỷ không thôi. Thêm Thục địa, Bạch truật, Bạch phục linh mỗi thứ 40g. Tán bột, luyện mật làm viên uống hằng ngày. (Tứ Thần Hoàn – Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương).
- Trị gan viêm mạn tính, gan xơ do âm hư:
Bắc sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Đưung qui 12g, Kỷ tử 12-24g, Sinh địa 24-40g, Xuyên luyện tử 6g. Sắc nước uống (Nhất Quán Tiễn – Liễu Châu Y Thoại).
- Trị suy nhược, thận hư, lưng đau, gối mỏi, di tinh huyết trắng nhiều:
Thục địa 320g, Sơn dược (sao) 160g, Câu kỷ tử 160g, Sơn thù nhục 160g. Ngưu tất 120g, Thỏ ty tử 160g, Lộc giao (sao) 160g, Quy bản (sao) 160g. Tán bột, trộn mật làm hoàn. Mỗi lần uống 12-16g, ngày 2-3 lần. (Tả Quy Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).
- Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi gìa, thủy tinh thể dục:
Thục địa 320g, Sơn thù 1690, Sơn dược 160g, Đơn bì 80g. Câu kỷ tử 80g, Phục linh 80g, Cúc hoa 120g, Câu kỷ tử 120g. Tán bột, trộn với mật làm hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-12g. (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn – Y Cấp) .
+ Câu kỷ tử, Thục địa, Ngũ vị tử, Mạch môn đông, Địa cốt bì, Thanh hoa, Miết giáp, Ngưu tất. Trị âm hư lao nhiệt nóng bức rứt âm ỉ trong xương. Hoặc muốn dùng làm thuốc chính để trị phát sốt. lạnh thì thêm Thiên môn đông, Bách bộ, Tỳ bà diệp, có thể trị được cả chứng ho do âm hư, phế nhiệt. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Câu kỷ tử, hái những quả chín đỏ hằng ngày, tẩm giấm, rượu. Rồi lấy giấy sáp phong niêm kín lại đừng làm cho bay hơi đủ hai tháng đổ vào chậu khuấy nhừ nát lọc lấy nước rồi ngâm với rượu. Sau đó cho vào nồi bạc nấu lửa liu riu nhỏ, đồng thời quấy luôn để khỏi dính và đều cho tới khi thành cao như Mạch nha. Cuối cùng bỏ vào bình sạch đậy kỹ, mỗi buổi sáng uống mỗi lần 2 muỗng canh lớn, trước khi đi ngủ. Liên tục trong 100 ngày mới thấy mạnh khỏe. (Kim Tủy Tiễn – Kinh Nghiệm Phương).
+ Câu kỷ tử 2 thăng, vào ngày Nhâm quý tháng 10 giờ Dần. Đứng quay về hướng đông mà hái rồi lấy rượu tốt 2 thăng ngâm trong bình sứ. 21 ngày xong cho vào 3 thăng nước cốt Sinh địa trộn đều, niêm lại cho thật kín. Đến ngày 30 trước tiết Lập xuân mở bình, uống một chén hâm nóng lúc bụng đói, đến sau tiết lập xuân râu tóc bạc thì cũng biến thành đen. Cấm ăn hành, tỏi, su hào (Câu Kỷ Tử – Kinh nghiệm phương).
- Trị hoa mắt, thị lực giảm sút, cườm mắt tuổi gia, thủy tinh thể dục:
Cúc hoa 8g,Kỷ tử 20g, Nhục thung dung 12g, Ba kích thiên 8g, sắc nước uống. (Cúc Thanh Thang – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
- Trị nam giới sinh dục suy yếu vô sinh:
Mỗi tối nhai 15g Câu kỷ tử, liên tục 1 tháng, thường sau khi tinh dịch trở lại bình thường, uống thêm 1 tháng. Trong thời gian uống thuốc, kiêng phòng dục. Đã trị 42 ca, sau 1 liệu trình: hồi phục bình thường 23 ca. Sau 2 tháng bình thường 10 ca, có 6 ca không có kết quả vì không có tinh trùng, 3 ca không kết quả. Theo dõi sau 2 năm, tinh dịch trở lại bình thường, 3 ca đã có con. (Đông Đức Vệ và cộng sự, ‘Kỷ Tử Trị vô sinh Nam Giới’, Tân Trung Tạp Chí 1987, 2: 92)
- Trị dạ dầy viêm teo mạn tính:
Dùng Kỷ tử rửa sạch, sao khô, giã nát, đóng gói. Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần lúc bụng đói và nhai uống, 2 tháng là một liệu trình. Trong thời gian uống thuốc, ngưng tất cả các loại thuốc khác. Đã trị 20 ca, theo dõi 2- 4 tháng, có kết quả tốt 15 ca, có kết quả 5 ca. (Trần Thiệu Dung và cộng sự, ‘Báo Cáo 20 Ca Dạ Dầy Viêm Teo Mạn Tính Điều Trị Bằng Câu Kỷ Tử,’ Trung Y Tạp Chí 1987, 2: 92). Trị thận hư, tinh thiếu, lưng đau, vùng thắt lưng đau mỏi: Câu kỷ tử, Hoàng tinh, 2 vị bằng nhau, tán bột, luyện mật làm viên, mỗi lần 12g, ngày uống 2 lần với nước nóng. (Câu Kỷ Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)..
- Trị Can hư sinh ra bệnh ở mắt, ra gió chảy nước mắt:
Câu kỷ tử, dùng rượu ngâm sau 3-7 ngày, mỗi lần uống 1-2 muỗng canh, ngày 2 lần (Câu Kỷ Tửu – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Kiêng kỵ câu kỷ tử:
- Câu kỷ tử có tính chất nê trệ, vì vậy,thận trọng đối với những bênh nhân tỳ vị hư yếu, tiêu chảy kéo dài. (Trung Dược Học).
- Tỳ vị suy nhược, tỳ hư thấp trệ tiêu chảy cấm dùng, có ngoại tà thực nhiệt cấm dùng. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sá