Yến huyết đảo giá bao nhiêu
Câu chuyện yến

Sự thật về yến huyết

Contents

Hàm lượng nitrit trong yến huyết cao hơn khoảng 40 lần/ kg so với Yến Sào thông thường

Hiện nay, chất lượng tổ yến sào nói chung tại thị trường Việt Nam tuân thủ theo Quy định của Chính phủ. Các sản phẩm yến sào bán ra thị trường đến tay người tiêu dùng cần tuân thủ nghiêm chỉnh Quy định này. Vậy nên, để nói là Yến huyết chất lượng tốt hơn các loại Tổ yến khác thì hoàn toàn vô căn cứ. Tất cả đều phải căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm sản phẩm cung cấp ra ngoài thị trường. Mà những người bán hay nhà sản xuất buộc phải tuân thủ nghiêm chỉnh.

Trên thực tế, khi kiểm nghiệm một số yến huyết bán ngoài thị trường Việt Nam. Hàm lượng nitrit có trong tổ yến huyết cao hơn khoảng 40 lần/ kg so với hàm lượng Nitrit có trong yến sào thông thường. Điều này được quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ (1300mg/kg so với 30mg/kg).

Vậy, màu đỏ của tổ yến huyết có phải được hình thành bằng máu của chim Yến như nhiều người vẫn truyền tai hay không?

Sự thật về yến huyết, thành phần nitrit nhiễm độc trong yến huyết quá cao so với quy định
Sự thật về yến huyết, thành phần nitrit nhiễm độc trong yến huyết quá cao so với quy định

Các loại yến sào trên thị trường

Yến sào bán trên thị trường hiện nay chia làm 3 loại chính. Đó là: yến huyết, yến hồng và bạch yến.

  • Yến huyết là loại tổ yến có màu đỏ tươi. Yến huyết có giá cao nhất trong số các màu vì số lượng rất ít.
  • Đứng thứ hai là yến hồng (yến cam). Yến hồng thường có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà. Màu sắc càng đậm thì giá càng cao. Yến hồng giống như yến huyết, về giá cả và sự hiếm hoi của nó.

Cả hai loại này chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng tổ yến trên thị trường thế giới.

 Thông dụng nhất là bạch yến (yến màu trắng), chiếm 90% còn lại trên thị trường thế giới. Mỗi năm, các nhà yến thu hoạch 3-4 lần nên giá cả rất phải chăng.

sự thật về yến huyết - Giới hạn Nitrit cho phép trong ngành nuôi chim yến
sự thật về yến huyết – Giới hạn Nitrit cho phép trong ngành nuôi chim yến

Màu sắc của tổ yến huyết do đâu?

Trong một nghiên cứu của các nhà Khoa học được công bố trên National Libraty of Medicine năm 2012. Bài viết có chủ đề: Yến sào ăn được – làm thế nào để yến sào có màu đỏ? của các tác giả Paul Pui-Hay But 1, Ren-Wang Jiang , Pang-Chui Shaw đã khẳng định rằng: sự liên quan chặt chẽ giữa hàm lượng Nitrit và Nitrat dẫn đến việc đổi màu của tổ yến. Và điều đặc biệt là, Nitrit và Nitrat được tìm thấy trong “Phân” của Chim Yến.

Cũng theo nghiên cứu này chỉ ra rằng, màu của tổ yến càng đậm (đỏ hoặc cam). Thì hàm lượng Nitrite và Nitrate có trong tổ càng cao. (Theo Nguồn : https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23142487/).

Những nghiên cứu Khoa học trên yến huyết

Hay là một nghiên cứu khác của các nhà Khoa học với chủ đề “Sự phổ biến của hàm lượng nitrit và nitrat và ảnh hưởng của nó đến màu sắc của tổ yến ăn được”, của các tác giả: Mohammadjavad Paydar 1, Yi Li Wong , Won Fen Wong, Omer Abdalla Ahmed Hamdi, Noraniza Abd Kadir, Chung Yeng Looi.

Tại Indonesia, đất nước có sản lượng yến sào chiếm > 60% thế giới. Các nhà Khoa học đã nghiên cứu và cho ra thông báo trong bài viết: Đánh giá nồng độ nitrit trong tổ yến ăn được (máu trắng, vàng, cam và đỏ), đăng trên Tạp chí Khoa học Makara : Vol. 26: Số phát hành. 1.

Theo đó: “Màu sắc của tổ yến có thể ăn được có liên quan đến nồng độ nitrit của nó, nhưng mối quan hệ này vẫn chưa thể xác định được. Cuộc điều tra này nhằm đánh giá hàm lượng nitrit trong tổ yến có thể ăn được với 4 màu khác nhau: trắng, vàng, cam và đỏ huyết dụ.

Năm mươi tám mẫu tổ yến ăn được được lấy từ năm trang trại nuôi chim yến ở Đảo Borneo, Indonesia và được phân tích hàm lượng nitrit bằng máy quang phổ nhìn thấy Genesys 30. Kết quả cho thấy yến sào ăn được màu sẫm (vàng, cam và đỏ huyết dụ). Có nồng độ nitrit tương ứng là 304, 317 và 309 ppm cao hơn so với yến sào có màu trắng (15 ppm). Chính vì vậy, màu sắc của tổ yến ăn được có liên quan đến nồng độ nitrit của nó”.

Facebook