Yến huyết nhiễm độc
Hiện nay, nhiều người nghĩ ra việc ứng dụng phản ứng hoá học để làm giả tổ yến huyết. Bằng cách ủ với phân Hữu cơ. Theo đó, họ sẽ ủ Tổ Yến trắng trong hầm phân Hữu cơ với hàm lượng Nitrat và Nitrit cực cao. Chỉ sau 1-2 tuần, đã có được những tổ Yến Huyết được bày bán với giá cao gấp nhiều lần. Với cách làm này, ngày nay Yến Huyết được bày bán tràn lan và giá nào cũng có. Họ thản kiếm tiền trên sức khỏe của nhân loại.
Vì sao tổ yến có màu sắc khác nhau?
Theo thí nghiệm, mẫu yến khi tiếp xúc với khí NO2 từ phân chim ướt chắc chắn sẽ chuyển sang màu vàng yếu, vào ngày thứ 14. Đây là chất gây ô nhiễm chính trong không khí của các trang trại nuôi yến. Vấn đề an toàn thực phẩm cần được đặt ra vì tổ yến có thể đã hấp thụ khí NO2. Nói chung, mức độ NO2 – oxit nitrit trong tổ càng cao, màu của tổ yến càng vàng và nâu đậm hơn. Màu sắc của tổ yến đã trở thành một chỉ báo về mức NO2.
Như vậy, có thể khẳng định sự thay đổi màu sắc của tổ yến là do điều kiện môi trường trong nhà yến. Hoặc một vùng nào đó của hang động có những thay đổi. Đặc biệt liên quan đến lượng ammonia, độ ẩm, nhiệt độ.
Nếu chế biến thực phẩm có chứa nitrat hoặc nitrit ở nhiệt độ cao, thì có thể hình thành nitrosamine. Có nhiều loại nitrosamine khác nhau và một số loại có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Như vậy, yến huyết được bán với giá đắt đỏ trên thị trường không hề tốt như những gì người ta gán cho nó. Nếu không hiểu sâu về yến huyết, chúng ta rất có thể tiền mất tật mang với sản phẩm đắt đỏ này.
Tác hại của Nitrit có trong phân yến
Vào tháng 7/2011, 400 kg tổ yến huyết từ Malaysia được xuất khẩu vào Chiết Giang, Trung Quốc. Sau ngày 15/8/2011, một số tỉnh ở Trung Quốc báo cáo rằng, lô hàng này có chứa hàm lượng nitrite cao. Ngay lập tức, các tổ yến huyết này đã bị gỡ xuống và thu hồi. Sau đó trả lại cho nước xuất xứ. Kết quả xét nghiệm đã xác nhận, hàm lượng nitrite trong tổ yến lên tới 4.400 ppm (tương đương 4.400 mg/kg tổ yến).
Liên quan đến vấn đề này, năm 2014, các nhà khoa học đã khẳng địn: màu sắc của tổ yến có mối liên hệ chặt chẽ với việc tổ yến bị nhiễm độc nitrite và nitrate từ phân yến. Một cách dễ hiểu nhất, đó là tổ yến càng đỏ thì càng có nguy cơ bị nhiễm nitrite và nitrate ở mức cao.
Giải thích tác hại yến huyết trên cơ sở khoa học
NO2 và NO3 xuất hiện trong tổ yến có thể bắt nguồn từ ammoniac. Thông qua quá trình lên men kỵ khí của vi khuẩn trong phân chim. Một lượng lớn nitrat (NO3) từ phân chim đã được kích hoạt để tạo thành nitrit (NO2) nhờ enzyme nitrate reductase.
Nitrat (NO3), là dạng nitơ đã bị ôxi hóa ổn định. Nhưng dưới tác động của vi sinh vật, nó có thể chuyển thành nitrit (NO2). Nitrit (NO2) có thể phản ứng với một số hợp chất amin để tạo thành các hợp chất N-nitroso. Chính là nguyên nhân gây ra ung thư. Điều này được phát hiện trong các nghiên cứu trên động vật. Nitrosamin là hợp chất hóa học có cấu trúc R1N(-R2)-N=O. Hầu hết nitrosamin đều là chất gây ung thư. Chính vì vậy, cả NO2 và NO3 đều cần được theo dõi để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của tổ yến và các sản phẩm thực phẩm.